Bill Of Lading Là Gì? Tổng Quan Về Vận Đơn Đường Biển

bill-of-lading-la-gi

Bill of Lading (Vận đơn) đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu. Nó được ví như “hộ chiếu” của hàng hóa, đảm bảo sự an toàn và minh bạch cho quá trình vận chuyển quốc tế.

Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, mỗi năm có hơn 200 triệu vận đơn được sử dụng trong hoạt động thương mại quốc tế. Con số này cho thấy tầm quan trọng to lớn của Bill of Lading trong việc thúc đẩy giao thương toàn cầu.

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về Bill of Lading, bao gồm định nghĩa, phân loại, chức năng, các nội dung chính và lưu ý khi sử dụng. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và cách thức sử dụng Bill of Lading hiệu quả trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Bill of Lading là gì?

Bill of Lading (B/L), hay còn gọi là vận đơn đường biển, là một chứng từ vận tải quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu. Nó được phát hành bởi người vận chuyển (hoặc đại diện của họ) sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc đã nhận hàng để vận chuyển đến nơi trả hàng.

Lưu ý: Bill of Lading không phải là Hợp đồng mua bán. Hợp đồng mua bán là thỏa thuận giữa người mua và người bán về việc mua bán hàng hóa. Vận đơn chỉ là chứng từ xác nhận việc vận chuyển hàng hóa, không thể thay thế cho Hợp đồng mua bán.

bill-of-lading-la-gi
Chức năng của bill of lading

Chức năng của Bill of Landing vận đơn đường biển

Vận đơn đơn đường biển có 3 chứng năng chính như sau:

Thứ nhất: Chứng nhận người nhận vận chuyển đã nhận hàng

Đây được côi là một bản cam kết giữa người vận chuyển về việc đã tiếp nhận hàng hoá từ chủ hàng và đồng ý vận chuyển đến nơi nhận hàng theo thoả thuận. Nó được ghi chép lại đầy đủ các thông tin như lô hàng tên, số lượng, trọng lượng, mô tả chi tiết,… từ đó giúp việc theo dõi hành trình của hàng hoá trở nên minh bạch và dễ dàng hơn

Thứ hai: Hợp đồng vận chuyển

Nó được đóng vai như là một bản hợp đồng giữa người vận tải và chủ hàng và sẽ được xác định rõ ràng các điều khoản và điều kiện vận chuyển. Bao gồm trách nhiệm của các bên, quyền lợi và nghĩa vụ, phương thức thanh toán,… từ đo sẽ giúp 2 bên tạo nên một khung về pháp lý vững chắc cho giao dịch

Thứ ba: Chứng từ sở hữu hàng hoá 

Các lô hàng hoá khi vận chuyển sẽ được chứng minh rõ ràng. Người nằm giữ bản Bill of Landing vận đơn đường biển sẽ được côi là chủ sở hữu hợp pháp và có quyền yêu cầu giao hàng. Nhờ vậy, mà vận đơn đường biển trở thành công cụ thanh toán an toàn trong thương mai quốc tế, giúp giảm thiểu rủi ro cho cả hai bên

Loại hình Bill of Lading:

Có hai loại hình B/L phổ biến:

  • Straight Bill of Lading (B/L thẳng): Không ghi tên người nhận cụ thể, người bán có thể tự do chuyển nhượng B/L cho bất kỳ ai bằng cách ghi chú “To Order” hoặc “To Bearer” trên B/L.
  • Bill of Lading theo lệnh (B/L theo lệnh): Ghi tên người nhận cụ thể, người bán chỉ có thể chuyển nhượng B/L cho người được ghi tên trên B/L hoặc theo lệnh của người được ghi tên.

Quy trình phát hành Bill of Lading:

Quy trình phát hành B/L thường diễn ra theo các bước sau:

Bước 1: Người gửi hàng ủy quyền cho đại lý giao nhận hàng hóa (forwarder) hoặc hãng tàu lập B/L.

Bước 2: Đại lý hoặc hãng tàu kiểm tra hàng hóa và lập B/L theo thông tin cung cấp bởi người gửi hàng.

Bước 3: Người gửi hàng ký xác nhận nội dung B/L.

Bước 4: Đại lý hoặc hãng tàu ký phát B/L cho người gửi hàng.

Bước 5: Người gửi hàng giữ một bản B/L và gửi các bản sao cho người nhận hàng và các bên liên quan khác.

Hy vọng bài viết về Bill of Lading của Shiba Express ở trên đã giúp bạn hiểu về khái niệm, quy trình, loại hình và chức năng của chúng. Nếu bạn có thắc mắc thông tin gì về bài viết ,hãy liên hệ với chúng tôi thông qua số hotline: 848 02 5555

3/5 (3 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *